Trẻ em là đối tượng được chăm sóc và bảo vệ rất chu đáo bởi các trung tâm y tế và chế độ chính sách của nước ta. Nên việc tiêm ngừa cho trẻ để phòng bệnh là một việc mà chúng ta không có gì lấy để làm lạ. Sau khi tiêm ngừa trẻ nào cũng có những biểu hiện phổ biến thường gặp sau khi sử dụng mũi tiêm cũng nhu kháng thể trong thuốc gây nên đó là việc làm sốt và gây đau nhức khắp người cho trẻ sau khi tiêm ngừa.
Một số phản ứng sau khi tiêm phòng
- Sốt nhẹ: Sốt là phản ứng phổ biến nhất ở trẻ sau khi tiêm phòng. Đây là cách cơ thể trẻ phản ứng với thuốc và thường tự khỏi sau 1-2 ngày tiêm phòng. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp trẻ có thể sốt cao trên 39 độ C, khi đó bố mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sỹ ngay để được điều trị kịp thời.
- Vết tiêm bị sưng đỏ, đau: Vấn đề này có thể tồn tại đến vài ngày nhưng đây hoàn toàn là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi, không đáng ngại. Có thể dùng phương pháp chườm lạnh ở chỗ tiêm để giảm đau cho trẻ.
- Dị ứng: Trẻ có thể nổi các vết ban mề đay hoặc ngứa toàn thân… Thông thường, các biểu hiện dị ứng này sẽ tự khỏi sau vài ngày, nhưng nếu trẻ thấy khó chịu nhiều thì phải dùng một số thuốc chống dị ứng.
- Một số phản ứng khác: Ở một số trường hợp, trẻ sẽ gặp phải các phản ứng hiếm gặp như tai biến thần kinh, viêm hạch, viêm não…Đây là những phản ứng nặng, có thể đe dọa tính mạng trẻ nếu bố mẹ không kịp thời đưa con đến bệnh viện.
Hãy cùng nhau tham khảo một số mẹo dân gian sau để có được những cách giảm đau, hạ sốt nhanh chóng cho trẻ khi tiêm xong những mũi thuốc khó chịu này mà ông cha ta từ xưa đã để lại nhé!
► Nội dung chính bài viết
Mẹ ăn lá tía tô sống
Đây là một bài thuốc dân gian, được người lớn chỉ dạy. Đó là trước hôm đi tiêm thì các mẹ nhớ mua rau tía tô về, rửa sạch, ăn khoảng chục ngọn, nói chung ăn càng nhiều càng tốt, rồi cho con ti, ti càng nhiều càng tốt. Sau khi tiêm xong cũng cần cho con ti nhiều để tránh mất nước. Chất kháng sinh tự nhiên có trong tía tô sẽ giúp con tiêm phòng không sốt.
Còn đối với những bé không bú mẹ thì giã tía tô sống rồi hòa loãng một chút với nước ấm và cho bé uống cũng tốt.
Lưu ý: Dùng lá tía tô sống, tốt nhất là rửa sạch ngâm với nước muối.
Chườm mát vào chỗ tiêm của bé
Ngay sau khi tiêm phòng xong, mẹ nên chườm nước mát vào chỗ tiêm của bé, sẽ rất hiệu quả. Bé được làm mát ngay khi tiêm nên ngăn chặn sưng tấy chỗ tiêm, tránh bị sốt rất hiệu quả.
Mẹ có thể chườm đá cho bé, khi bé tiêm về lấy cục đá nhỏ cho vào khăn sữa và chườm vào vết tiêm sẽ không làm vết tiêm bị sưng lên.
Hoặc mẹ có thể làm theo cách này: lấy khăn sữa sạch nhúng vào nước sôi, để nguội vắt khô rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 30′ lấy ra chườm lên vết tiêm của bé, đến khi khăn hết lạnh thì thôi, chia ra làm 4 lần như thế kể từ lúc đi tiêm về đến 12h đêm cùng ngày.
Dán miếng dán hạ sốt
Sau khi tiêm về, các mẹ dán một miếng dán hạ sốt (bán ở các tiệm thuốc tây) vào chỗ tiêm, bé sẽ không đau mà giảm được sốt, bé không quấy khóc.
Dùng bông chứa cồn
Lúc con tiêm xong, mẹ lấy bông chứa cồn mà các cô y tá để nơi mũi tiêm ý, day day chỗ tiêm đến khi khô thì thôi.
Về đến nhà, mẹ lấy một chai nước hoặc bình sữa của bé cũng được, cho nước ấm vào, dùng thêm khăn sữa bọc thân chai lại, rồi chườm lên chỗ chích của bé, sẽ làm giảm sưng tấy rất hiệu quả. Các mẹ chú ý kiểm tra độ nóng kẻo nóng quá, làm thế này bé sẽ không bị sưng chỗ tiêm và cũng không đau đâu.
Lòng trắng trứng gà
Dùng lòng trắng trứng bôi lên chỗ tiêm hoặc xung quanh chỗ tiêm để giảm sưng tấy, hạ sốt. Sau khi tiêm cho con, mẹ lấy lòng trắng trứng gà (gà ta nhé, gà công nghiệp vừa tanh mà không mát) bôi lên chỗ tiêm hoặc bôi xung quanh chỗ tiêm, cứ để khô không lau đi, thỉnh thoảng bôi lại. Nhiều mẹ đã áp dụng cách tiêm phòng không sốt này và thấy rất hiệu nghiệm.
Khoai tây
Lúc đi tiêm, mẹ đem theo một củ khoai tây đã gọt sạch vỏ, bé tiêm xong mẹ gọt một lát khoai mỏng đắp vào vết tiêm. Khi nào miếng khoai khô thì thay, làm khoảng 3-4 lần như thế.
Thuốc hạ sốt
Dùng lòng trắng trứng bôi lên chỗ tiêm hoặc xung quanh chỗ tiêm để giảm sưng tấy, hạ sốt. Sau khi tiêm cho con, mẹ lấy lòng trắng trứng gà (gà ta nhé, gà công nghiệp vừa tanh mà không mát) bôi lên chỗ tiêm hoặc bôi xung quanh chỗ tiêm, cứ để khô không lau đi, thỉnh thoảng bôi lại. Nhiều mẹ đã áp dụng cách tiêm phòng không sốt này và thấy rất hiệu nghiệm.
Bé đi tiêm phòng về thì mẹ lau mát cho bé, đừng mặc bỉm mà hãy để hở ra cho thoáng mát. Nếu bé bị sốt trên 39 độ, thì cho uống thuốc hạ sốt kèm lau mát, phải lau thường xuyên, cho uống nhiều nước nữa, cho bé bú mẹ càng nhiều càng tốt….
Lưu ý:
Khi trẻ sốt cao trên 39 độ mới cần đến việc dùng thuốc hạ sốt, vì nó là hạ sốt mà, chứ không phải là phòng sốt Do đó mẹ hoàn toàn không nên cho bé uống thuốc hạ sốt dự phòng ngay sau khi bé vừa được tiêm ngừa, vì làm như vậy là hoàn toàn không có lợi và đôi khi sẽ gây nguy hiểm cho bé.
Chỗ tiêm bị sưng đỏ, đau…vấn đề này có thể tồn tại đến vài ngày nhưng đây hoàn toàn là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi, không đáng ngại. Có thể dùng phương pháp chườm lạnh ở chổ tiêm để làm giảm đau cho trẻ.
Bé đang bệnh, mệt thì không nên đi tiêm phòng
Mẹ cần quan sát bé thật kỹ và cho bé tiêm chủng khi bé thật khoẻ. Nếu hôm tiêm mà bé không khoẻ thì cần báo với bác sĩ và mũi tiêm đó có thể dời, không nhất thiết phải tiêm đúng ngày đâu các mẹ.
Không nên tắm sau khi tiêm phòng
Sau khi tiêm xong, khu vực quanh vết tiêm nếu tiếp xúc với nguồn nước không sạch, chất bẩn sẽ len lỏi vào trong, có thể gây phản ứng như tấy đỏ, sưng, đơ cứng.
Lưu ý chung:
Các kinh nghiệm trên đã được nhiều mẹ áp dụng cho con và thành công. Tuy nhiên nó có thể không phù hợp với con của bạn. Vì thế, trước khi làm, bạn nên hỏi thăm ý kiến của bác sĩ nhi khoa.
Khi bé sốt quá cao, bạn đã làm qua nhiều cách nhằm hạ sốt mà vẫn không hiệu quả, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để theo dõi và can thiệp kịp thời nhé!
Tất cả các bé khi tiêm phòng đều có những phản ứng tương tụ như vậy, chính vì thể chúng ta có thể dễ dàng khắc phục vấn đề này một cách nhanh chóng khi thực hiện những việc này đấy nhé. Rất hiệu quả.
Theo Meohay