Dinh dưỡng và sức khỏe là hai vấn đề có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu muốn có một sức khỏe tốt yêu cầu chúng ta phải có một chế độ dinh dưỡng an toàn thông qua việc chế biến thức ăn hợp lý và tuân theo một số nguyên tắc an toàn nhất định.
► Nội dung chính bài viết
1. Thịt gà
Thịt gà là một nguyên liệu thực phẩm không còn qua xa lạ đối với chúng ta. Việc sử dụng thịt gà thừa và hâm nóng lại thực phẩm này sẽ là một hành động sai lầm mà có thể hầu như gia đình nào cũng mắc phải.
Trong thịt gà chứa một lượng lớn protein nên khi tiến hành hâm nóng thực phẩm này có thể khiến cho chúng ta gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa không nên có. Chúng ta nên sử dụng thịt gà ăn lại giữ nguyên tình trạng của nó tốt hơn là hâm nóng lại loại thực phẩm này.
Bên cạnh đó thịt gà cũng là nguyên liệu có chứa nhiều các loại dinh dưỡng khác cần thiết cho cơ thể như Vitamin A, B1, B2, C, E, Canxi, Photpho, Sắt, … do đó khi tiến hành hâm lại nhiều lần thực phẩm này có thể khiến cho các vật chất dinh dưỡng trong thịt gà bị hao hụt và mất đi một cách dễ dàng không tốt cho cơ thể khi sử dụng nữa.
Cách tốt nhất là chúng ta nên chế biến thịt gà với lượng vừa đủ, sử dụng hết trong một bữa. Nếu bắt buộc phải dự trữ thực phẩm, bạn nên bảo quản thịt gà sống trong tủ lạnh và để rã đông tự nhiên vài giờ trước khi chế biến.
2. Rau bina
Loại rau này có chứa nhiều chất sắt và nitrat nên khi được hâm nóng lại, nitrat có thể biến đổi thành nitrit dẫn đến nguy cơ gây ảnh hưởng cho cơ thể. Chính vì điều này nên khi sử dụng rau bina trong bữa ăn chúng ta cần phải cân nhắc kỹ về lượng cũng như cách chế biến thực phẩm này và tuyệt đối không nên hâm nóng lại loại thực phẩm này.
Ngoài ra, rau bina còn chứa nhiều các Carotenoid, giúp bảo vệ mắt khỏi các bệnh như đục thủy tinh thể hay thoái hóa điểm vàng. Nên khi hâm nóng lại có thể làm mất đi các thành phần dinh dưỡng quan trọng trong rau một cách dễ dàng hơn.
3. Trứng
Trứng là một loại thực phẩm giàu protein nên thường được sử dụng vào mỗi buổi sáng cũng như là một loại thực phẩm trong các bữa ăn phụ. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu chưng sminh rằng việc chế biến trứng ở nhiệt độ cao là một hoạt động không hề tốt đối với các thành phần dinh dưỡng trong trứng.
Trứng là nguồn cung cấp Protein, chất béo, Vitamin và các khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Đặc biệt, tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong trứng rất thích hợp và cân đối. Nhưng đây cũng là món ăn không nên đun lại, bởi nếu đun lại nhiều lần, các Protein trong trứng sẽ bị phá hủy. Thậm chí, trứng có thể biến đổi thành phần dinh dưỡng thành các chất gây hại và gây rối loạn tiêu hóa.
4. Nấm
Các loại nấm nên được tiêu thụ ở trong ngày, không nên hâm lại nhiều lần hoặc bảo quan lâu bởi thành phần protein trong nấm khá phức tạp, có nguy cơ bị biến đổi nếu cách chế biến không thích hợp.
Là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe, nấm là món ăn ưa thích của nhiều người và là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn ngon . Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nấm chỉ nên ăn lúc còn tươi và không nên đun lại nhiều lần. Bởi nhiệt độ cao có thể khiến các Protein trong nấm thay đổi và trở nên nguy hiểm đối với cơ thể con người. Ngoài ra, khi ăn nấm bạn cần chú ý chọn các loại nấm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo sức khỏe.
5. Khoai tây
Đây cũng là một loại thực phẩm được khuyến cáo không nên hâm nóng lại, bởi khoai tây là loại thực phẩm sẽ mất đi các chất dinh dưỡng sau khi hâm nóng một cách dễ dàng và sản sinh ra nhiều chất độc hại khác đe dọa đến sức khỏe.
Khoai tây là loại củ ít Calo, không có chất béo và Cholestrerol, hàm lượng Vitamin cao và là nguồn cung cấp Kali, Vitamin B6 và chất xơ thô tuyệt vời. Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc chiên đi chiên lại nhiều lần có thể làm khoai tây mất hết dưỡng chất và sản sinh ra các chất gây ung thư.
Khi sử dụng khoai tây để chế biến thức ăn chúng ta lưu ý rằng nên sử dụng những củ khoai tây chưa mọc mầm hoặc không chọn những củ khoai đã để lâu ngày. Vì khi ấy, tinh bột trong khoai đã bị chuyển đổi thành các loại đường và tiếp tục chuyển hóa thành các Alcaloit gọi là Solanine và Chaconine-Alpha. Các chất này có thể gây ngộ độc với các biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, khó thở, …
6. Cần tây
Loại thực phẩm này thường được dùng trong các món súp bởi nó khá giàu nitrat và có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chúng ta làm nóng súp với cần tây thì nitrat trong cần tây có khả năng sẽ chuyển đổi thành nitrit rất độc hại cho cơ thể. Do đó, nếu phải hâm nóng súp thì chúng ta nên gắp hết cần tây ra bát rồi làm ấm súp riêng.
Cần tây chứa nhiều Canxi, Sắt, Phốtpho, giàu Protid (gấp đôi so với các loại rau khác), Axít Amin tự do, tinh dầu, Mannitol, Inositol, Vitamin, .… Nhờ đó, thường xuyên ăn cần tây có tác dụng tăng cảm giác thèm ăn, đảm bảo tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch và bổ não.
7. Cơm
Cơm là thực phẩm chỉ nên sử dụng ngay sau khi nấu và không nên bảo quản lạnh rồi sau đó lại hâm nóng và tiếp tục sử dụng. Việc bảo quản cơm trong tủ lạnh sau đó hâm nóng lại sẽ biến các bào tử gạo thành chất gây hại cho dạ dày. Các bào tử này sản sinh ra vi khuẩn và làm người ăn cảm thấy buồn nôn hoặc đổ bệnh.
8. Nước
Nhiều người có thói quen đun đi đun lại nước uống nhiều lần mà không hề biết rằng, việc làm này có thể gây hại đến sức khỏe. Các hàm lượng kịm loại nặng không tốt cho sức khỏe như chì, candimium và nitrat khi đun lại nhiều lần sẽ trải qua quá trình thủy phân. Khi nước bốc hơi liên tục cũng là lúc hàm lượng chất kể trên tăng lên, khi hấp thu vào cơ thể sẽ gây nguy hại đến sức khỏe.
9. Củ dền
Một trong những thực phẩm không nên nấu hay hâm nóng lại là củ dền, loại rau màu đỏ ngon ngọt này chứa sắt, magiê, canxi và một phần của nitrat cao. Khi được nấu, hâm lại, nó có thể làm sản sinh các tế bào ung thư trong cơ thể.
10. Củ cải trắng
Củ cải đường là loại thực phẩm giàu Protein thô, đường hòa tan, chất béo, Vitamin và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Nhờ đó, thường xuyên ăn củ cải đường có tác dụng tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu và phòng ngừa ung thư vô cùng hiệu quả.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên chế biến củ cải đường đủ ăn trong một bữa. Bởi việc đun đi đun lại sẽ khiến các gốc Nitrat và chất dinh dưỡng quý trong củ cải đường bay hơi hết. Lúc này, củ cải đường không còn giữ được công dụng bảo vệ sức khỏe.
Củ cải trắng là một trong những loại rau lành mạnh nhất mà mỗi người nên ăn ít nhất 1 lần/tuần. Tuy nhiên, khi củ cải được hâm nóng trong lò vi sóng sẽ chuyển sang trạng thái axit hóa có thể ảnh hưởng đến ruột non gây đau bụng.
11. Rau xanh
Rau xanh là một trong những loại thực phẩm không nên nấu lại vì sự biến chất vitamin K và nitrat có thể làm ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.
Khi đun lại, vitamin K và nitrat trong rau xanh có thể bị biến chất làm ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.
12. Dầu
Các loại dầu như dầu hạt nho, quả óc chó, quả bơ, hạt lanh có điểm khói rất thấp. Vì vậy khi bạn đun nóng lại chúng, chúng sẽ có mùi ôi. Tránh sử dụng chúng như dầu ăn và chỉ rưới những loại dầu này lên trên món ăn để tăng thêm mùi vị.
13. Rau diếp
Loại rau lá xanh này tốt nhất là ăn sống. Hãy chế biến nó nếu cần nhưng không bao giờ được đun lại rau diếp vì hàm lượng nitrat cao có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Một số lưu ý khi hâm nóng thức ăn
- Khi hâm nóng lại cá, tôm, cua ốc, tốt nhất bạn cho thêm chút rượu, gừng hành hoặc tỏi. Điều này sẽ làm cho thực phẩm thêm vị thơm ngon và có tác dụng diệt vi khuẩn nhất định, tốt hơn cho dạ dày.
- Đối với các món thịt nhất định phải đun ít nhất từ 10 phút trở lên hoặc cho vào lò vi sóng quay trên 1 phút. Nên cho thêm một chút giấm vào để không làm mất khoáng chất.
- Cơm và các thực phẩm từ nông sản là nhóm thực phẩm giàu tinh bột rất dễ bị nhiễm tụ cầu khuẩn và aflatoxin, đây đều là các chất độc hại không thể loại bỏ được ở môi trường nhiệt độ cao. Vì vậy tốt nhất nên ăn hết sau khi nấu. Nếu như sau 2 ngày bạn chưa ăn hết thì hãy bỏ đi.
- Tiết kiệm là cần thiết nhưng tiết kiệm không có nghĩa là phải sử dụng lại thức ăn thừa từ các bữa ăn khác, điều này là không cần thiết đối với sức khỏe của con người chúng ta. Chính vì vậy những thực phẩm này tốt nhất chúng ta nên chế biến và sử dụng ở lượng vừa đủ là điều tốt nhất.
Theo Meohay.info