Các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em và cách phòng bệnh tốt nhất

5/5 - (9 bình chọn)
Trẻ em chính là đối tượng nhạy cảm nhất, dễ mắc phải các chứng bệnh nguy hiểm về đường hô hấp và gây nên những trạng thái khó chịu cho tâm lý của bé nhất nếu chúng ta không có cách phòng tránh thích hợp để giúp con tránh khỏi những căn bệnh này.

Các bệnh về hô hấp ở trẻ em

Viêm họng cấp tính

Các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em 1

Viêm mũi họng là bệnh có thể gặp quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang hanh khô và lạnh sẽ dễ mắc bệnh. Phần lớn viêm mũi họng cấp do virut cúm gây ra (có rất nhiều chủng virut cúm khác nhau) tuy nhiên, cũng có thể do vi khuẩn.

Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, sốt, khàn tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô hấp trên, có thể kèm theo sổ mũi, ngứa mũi. Bệnh không chữa trị kịp thời dẫn tới biến chứng viêm xoang cấp, viêm tai giữa cấp, viêm phổi. Đặc biệt, nếu do liên cầu khuẩn tan máu nhóm A gây ra mà không được chữa trị hiệu quả, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nặng nề ở khớp, cơ tim và van tim.

Chính vì vậy, cha mẹ nên quan tâm đúng mức tới sức khỏe của trẻ, cần thiết phải cho trẻ đi thăm khám bác sĩ khi có triệu chứng như sốt cao, trẻ li bì, ho nặng tiếng, khó thở,…

Viêm VA

Các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em 2

Thường xảy ra ở trẻ từ 6-7 tháng tuổi đến 4 tuổi nhưng cũng có khi gặp ở trẻ lớn hơn. Biểu hiện của bệnh: Trẻ bị sốt trên 380C, chảy mũi, lúc đầu chảy mũi trong, loãng, những ngày sau thường chảy mũi nhầy, mủ. Trẻ cũng bị ngạt mũi. Bệnh thường kèm theo ho, nếu có biến chứng viêm phế quản, ho sẽ trở nên trầm trọng hơn nhiều.

Ngoài ra, có thể thấy trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc, …. Điều trị bằng thuốc giảm sốt, chống ngạt mũi, chảy mũi. Nếu thấy mũi cháu có mủ vàng xanh mới cần dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Viêm amidan cấp

Các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em 8

Viêm amidan cấp không khó phát hiện. Biểu hiện: trẻ mệt mỏi, kém ăn, sốt 39º-40˚C. Trẻ lớn kêu đau họng, có khi kêu đau lên tai khi nuốt, nhất là lúc ăn uống nên hay nôn. Đôi khi xuất hiện ho từng cơn do kích thích hoặc ho có đờm do có dịch xuất tiết ở họng. Giọng nói có thể thay đổi.

Trẻ nhỏ thường thở khò khè, ngáy to, hơi thở hôi. Thường sau khởi phát 3-4 ngày, bệnh nhi hết sốt. Nhưng nếu không được điều trị, bệnh có thể lan xuống thanh quản, phế quản hoặc gây các biến chứng như áp-xe quanh amidan, viêm tai giữa.

Viêm thanh quản cấp

Các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em 7

Có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ nhỏ gặp nhiều hơn. Bệnh khởi phát bằng một nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: sau khi sổ mũi, xuất hiện triệu chứng đau họng, ho, khàn tiếng. Tiếng ho có đặc điểm khàn khàn hoặc ông ổng. Bệnh thường nhẹ, ít khi dẫn tới suy hô hấp, trừ trẻ nhỏ.

Thường viêm thanh quản cấp kèm theo có viêm phế quản hoặc ở trẻ em đây là báo hiệu của một bệnh như sởi… Nguyên nhân thường do virut gây ra, trừ trường hợp có dịch bạch hầu. Trường hợp nhẹ có thể theo dõi và xử trí tại nhà, cần giữ ấm cổ, tránh gió lạnh, có thể uống vitamin C. Trong trường hợp nặng có thở rít, khó thở, co rút hõm trên xương đòn, trẻ vật vã, kích thích, cần đưa trẻ đi viện để được theo dõi điều trị.

Viêm phế quản cấp (còn được gọi là viêm khí – phế quản cấp)

Các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em 6

Viêm khí – phế quản có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, thường sau khi thay đổi thời tiết hoặc bị viêm họng, viêm mũi do không chữa trị hiệu quả kịp thời… Biểu hiện ho lúc đầu ít, sau tăng dần. Ho khan không có đờm. Khi ho, trẻ lớn có thể kêu đau vùng dưới xương ức và vùng thượng vị. Sốt nhẹ, có thể không sốt. Sau 1-2 ngày ho, sẽ có đờm, đờm lúc đầu loãng sau đặc dần. Nguyên nhân thường do virut gây ra, một số trường hợp do vi khuẩn.

Xử trí: Bệnh có thể điều trị và theo dõi tại nhà, dùng các thuốc ho, thuốc long đờm, kháng sinh nếu cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ cần theo dõi tình trạng có thể nặng như khó thở và suy hô hấp.

Cách phòng bệnh về đường hô hấp cho trẻ

Môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát

Các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em 9

Sức khỏe của con người nói chung và trẻ nhỏ nói riêng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi môi trường sống.

Không khí ô nhiễm, thiếu oxy, tràn ngập khí độc từ khói xe, bụi công nghiệp, nhiệt độ tăng cao… làm cho sức khỏe bị suy yếu, nhất là trẻ nhỏ.

Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh đường hô hấp của trẻ như viêm mũi, hen phế quản, ho, sổ mũi, .…

Bên cạnh đó, sự thay đổi môi trường theo chiều hướng tiêu cực cũng là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển.

Không chỉ các mầm bệnh cũ gia tăng mà kéo theo đó là sự xuất hiện và biến dạng phức tạp của các mầm bệnh mới.
Vì vậy để phòng ngừa các bệnh đường hô hấp, cha mẹ cần cải thiện môi trường sống của trẻ.

Cần tạo cho trẻ môi trường sống gần gũi với thiên nhiên để hình thành khả năng thích nghi với các hoàn cảnh khác nhau, giúp nâng cao khả năng miễn dịch, khả năng thích ứng để phòng tránh được bệnh tật.

Môi trường sinh hoạt, nhà cửa, phòng ngủ của bé phải thoáng mát, giảm bớt hoặc loại trừ các yếu tố gây bệnh đường hô hấp như khói (khói thuốc lá, khói thuốc lào, khói bếp, khói than, khói hương, khói ô tô, xe máy…), bụi, nấm mốc, lông súc vật…

Với những gia đình sống gần mặt đường, cần có các biện pháp che chắn để chống bụi trong nhà.

Không khí trong nhà phải được luân chuyển, đừng đóng kín cửa, bật điều hòa suốt ngày. Thi thoảng phải mở tung cửa để không khí trong nhà được luân chuyển, khô ráo, thoáng mát.

Dinh dưỡng đúng cách

Các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em 10

Với trẻ nhỏ, nếu cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trẻ sẽ phát triển toàn diện về cân nặng, chiều cao, cũng như phát triển trí tuệ, bên cạnh đó hệ miễn dịch cũng được tăng cường.

Trẻ sau 6 tháng tuổi, miễn dịch thu nhận từ mẹ giảm dần, trong khi đó miễn dịch thu được trong cuộc sống chưa có.

Chính vì vậy, khả năng đề kháng và miễn dịch của trẻ vẫn chưa hoàn thiện đầy đủ. Đó là những nguyên nhân làm cho trẻ dễ mắc các bệnh viêm nhiễm nói chung và các bệnh đường hô hấp nói riêng.

Vì vậy, cần đảm bảo cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh và kéo dài đến 24 tháng tuổi. Đến thời kỳ trẻ ăn dặm, sau 6 tháng tuổi, chế độ ăn của trẻ lúc này cần đầy đủ đạm, béo, vitamin và khoáng chất…

Chế độ ăn của trẻ cần đầy đủ đạm, béo, vitamin và khoáng chất, .…

Khi được nuôi dưỡng tốt đồng nghĩa với việc cơ thể trẻ được cung cấp đầy đủ các chất để cơ thể tự tạo ra kháng thể, giúp cơ thể chống đỡ được bệnh tật.

Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, cha mẹ cần đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ.

Quá trình chế biến thức ăn cho trẻ phải lựa chọn thực phẩm sạch, nước sạch, dụng cụ chế biến cũng cần được vệ sinh đúng cách để ngăn ngừa virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ.

Tăng cường khả năng miễn dịch

Adorable family baking together in the kitchen

Hệ miễn dịch được coi là hàng rào tự nhiên ngăn chặn và tiêu diệt các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài, giúp trẻ không bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Tuy nhiên, ngay từ những năm tháng đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ còn rất non nớt, cơ thể trẻ chưa sản xuất đủ kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh.

Chính vì vậy, để tăng cường hệ miễn dịch, cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm phòng vắc-xin đầy đủ, giúp bé có đủ đề kháng ngăn ngừa các dịch bệnh nguy hiểm như ho gà, bại liệt, thủy đậu, sởi, .…

Cha mẹ cũng có thể tăng sức đề kháng của em bé bằng cách cho trẻ chơi, chạy nhảy ngoài thiên nhiên nhiều hơn. Thay vì để trẻ làm bạn với tivi, điện thoại… hãy thường xuyên đưa trẻ đi chơi công viên, hòa mình với thiên nhiên để giúp trẻ tăng cường khả năng miễn dịch.

Bên cạnh đó, vấn đề ăn uống, nuôi dưỡng không đầy đủ cũng làm ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của trẻ.

Thực tế cho thấy, chế độ ăn của trẻ em Việt Nam đang tồn tại khiếm khuyết, kể cả những trẻ được chăm bẵm khá tốt vẫn thiếu calci, sắt, kẽm, iod…

Sở dĩ có thực trạng này là do người dân hiện nay đang chuyển dần phương thức tiêu dùng thực phẩm tự nhiên sang thực phẩm công nghiệp, thực phẩm bảo quản, thực phẩm chế biến sẵn… và dễ dẫn đến thiếu hụt vitamin, khoáng chất, chất xơ và các chất chống oxy hóa.

Chính điều này đã dẫn đến sự gia tăng của các loại bệnh dịch nguy hiểm, trong đó có các bệnh đường hô hấp ở trẻ nhỏ.

Do đó, việc bổ sung các chất dinh dưỡng bị thiếu hụt là rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch của trẻ.

Hãy thực hiện tốt những điều này để giúp con tránh khỏi nguy cơ mắc phải các bệnh về đường hô hấp trên và giúp con có được một sức khỏe tốt nhất, hãy đảm bảo có có được một chế độ chăm sóc hợp lý nhất về mọi mặt để tránh mắc các bệnh về đường hô hấp nói riêng và tất cả các chứng bệnh khác nói chung nhằm giúp con nhận được quá trình phát triển tốt nhất, có được một thể trạng và thể chất khỏe mạnh nhất.

Theo Meohay.info